Blog

Tìm hiểu kỹ hơn về đường vành đai 2 Hà Nội

0

Nếu như đường vành đai 1 được coi là tuyến giao thông đường bộ vòng tròn của Hà Nội thì đường vành đai 2 Hà Nội lại được mệnh danh là đường nội đô khép kín của thành phố với tổng chiều dai à 43,6km. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem, tuyến đường này chảy qua những đâu, có đặc điểm gì nổi bật ngay tại bài viết này.

Đường vành đai 2 Hà Nội đi qua những điểm nào?

Với tổng chiều dài hơn 40kg, đường vành đai 2 Hà Nội đi qua rất nhiều quận trung tâm của thành phố như: Long Biên, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Đống Đa, Ba Đình, Cầu Giấy, Tây Hồ, Đông Anh.

Tính theo chiều kim đồng hồ, đường vành đai 2 chạy qua các điểm gồm: cầu Vĩnh Tuy, Đường Minh Khai, Đường Đại La, Ngã Tư Vọng, Đường Trường Chinh, Ngã Tư Sở, Đường Láng, Cầu Giấy, đường Bưởi, Võ Chí Công, cầu Nhật Tân, Võ Nguyên Giáp, Đường Trường Sa, Cầu Đông Trù, đường Lý Sơn, cầu Chui Gia Lâm, đường Nguyễn Văn Linh, đường Đàm Quang Trung và cuối cùng là cầu Vĩnh Tuy.

Hiện tại đường vành đai 2 đang có 2 cầu vượt sông Hồng là cầu Vĩnh Tuy và cầu Nhật Tân. 1 cầu vượt sông Đuống là cầu Đông Trù.

Xem thêm: Đường vành đai 2.5: Thông tin, tiến độ, quy hoạch

Tìm hiểu kỹ hơn về đường vành đai 2 Hà Nội

Tiến độ thực hiện của đường vành đai 2 Hà Nội như thế nào?

Tính tới thời điểm năm 2016, đường vành đai 2 Hà Nội đã được mở rộng đoạn từ Ngã Tư Sở đến cầu Nhật Tân và Cầu Vĩnh Tuy. Hiên nay, gói thầu 1A xây dựng đường từ Nhật Tân đến Xuân La dài 1,718m về cơ bản đã hoàn thành. 2 đoạn từ đầu đường Hoàng Quốc Việt – Bưởi cũng đang được gấp rút thi công.

Với đoạn Nhật Tân – Xuân La – Bưởi – Cầu Giấy dài gần 6,4km, có tổng mức đầu tư là 304,7 triệu USD đã được khởi công xây dựng từ năm 2012 và dự kiến hoàn thành trong năm 2015.

Đoạn đường vành đai 2, chạy uốn lượn dọc theo bờ sông Tô Lịch qua địa phận phường Nghĩa Đô – Quan Hoa, phường Vĩnh Phúc, Cống Vị đếm điểm cuối là ngã tư Cầu Giấy, bắt đầu từ nút giao Bưởi – Hoàng Quốc Việt.

Theo dự án, đường vành đai 2 đoạn Nhật Tân – Cầu Giấy là hợp phần quan trọng, theo tiêu chuẩn đô thị loại 1. Sau khi xây dựng, đường sẽ có bề rộng gần 65m và được bố trí mỗi bên hai làn xe cơ giới, một làn xe bus và 2 làn xe hỗn hợp. Vỉa hè rộng 8m và giải phân cách giữa sẽ từ 3 cho tới 9m.

Ngoài ra cũng có thêm các nút là tuyến đường vành đai 2 từ Nhật Tân về nút giao thông Cầu Giấy, gói thầu Bưởi – Cầu Giấy, đoạn qua Ngã Tư Sở, Tôn Thất Tùng đến sông Lừ, Tôn Thất Tùng đến Vương Thừa Vũ, Vương Thừa Vũ đến Giải Phóng, Cầu qua Sông Lừ…cũng đều đã được triển khai và hoàn thành trong năm 2015.

Xem thêm: Dự án khu đô thị Đại Kim Định Công mở rộng – Vành đai 2.5

Đường vành đai 2 Hà Nội có ý nghĩa như thế nào với giao thông thành phố?

Với dự án đường vành đai 2 Hà Nội, khi hoàn thành sẽ là giải pháp giải quyết các vấn đề về ùn tắc giao thông trong nội đô. Khi mà tuyến đường khép kín này đi qua rất nhiều địa bàn trọng điểm. Không những giảm tải được ùn tắc giao thông, tuyến đường này còn giúp rút ngắn thời gian di chuyển cho phương tiện đi các quận, đồng thời cũng giúp cho giao thông được thông suốt hơn.

Công ty Hoàng Hà – Công ty bất động sản uy tín

Từ khi đi vào xây dựng, hoàn thiện và sử dụng cho tới nay, đường vành đai 2 Hà Nội đã giúp cho giao thông của thành phố có nhiều thay đổi đáng kể, cũng làm cho bộ mặt thành phố có nhiều sự thay đổi hơn. Đường nội đô cũng trở nên thông thoáng và dễ di chuyển hơn trong giờ cao điểm.

Với những thông tin chúng tôi đã chia sẻ ở trên, mong rằng bạn đọc đã có thêm những thông tin quan trọng khi tìm hiểu về đường vành đai 2 Hà Nội.

Những ưu điểm nổi bật của khu đô thị mới đại kim

Những ưu điểm nổi bật của khu đô thị mới đại kim

Previous article

Cập nhật bảng giá xe SH Mode tại các đại lý trên toàn quốc

Next article

You may also like

Comments

Leave a reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

More in Blog