Cách thị xã Phan Rang 12km về phía Đông Nam, làng dệt là biểu tượng đẹp của bàn tay nghệ nhân sang tạo và tấm long son sắt với nghề. Những khung cửi gỗ xưa, những tấm long son sắt đã tạo nên một sự hài hòa, dịu nhẹ trong từng sản phẩm. Đây là một điểm du lịch Ninh Thuận gợi nhắc giá trị văn hóa con người.
Mỹ Nghiệp là làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống nổi tiếng của người Chăm ở Ninh Thuận. Nét độc đáo của làng nghề cổ này chính là việc người dân dệt thổ cẩm theo phương pháp thủ công, lưu giữ dấu ấn văn hóa Chăm còn mãi với thời gian.
Theo các nghệ nhân lớn tuổi trong làng, để dệt được một tấm vải thổ cẩm phải qua nhiều công đoạn khác nhau như: tách hạt lấy bông, cuộn, ngâm dập, nhuộm, hồ, chải, đánh ống rất vất vả…Ngay cả khâu tìm màu nhuộm cũng đòi hỏi người thợ phải hết sức công phu. Muốn có màu đen làm nền, phải nhuộm tấm thổ cẩm bằng lá chum bầu, sau đó đem ngâm trong bùn non bảy ngày đêm liên tục; muốn có màu đỏ phải có mủ cây cánh kiến ở trên rừng cao; còn màu xanh thì phải chọn lá, vỏ cây chàm…Công đoạn chọn màu đã khó, nhưng công đoạn phối màu còn khó hơn. Để tạo được những hoa văn tinh xảo, độc đáo, người thợ dệt phải có hoa tay, óc thẩm mỹ cùng sự am tường về đường nét, màu sắc, hình khối…như những họa sỹ thực thụ. Có như vậy mới tạo nên sự hài hòa, cân đối cho tấm vải. Ngoài ra, dập vải cũng là khâu quan trọng do yêu cầu phải làm đều tay, nếu không vải sẽ không căng mịn và khó nổi bật hoa văn. Từ bàn tay khéo léo của người thợ dệt, những sợi chỉ nhỏ li ti dần biến thành những mảnh thổ cẩm có hồn với màu sắc rực rỡ, hoa văn tinh xảo.
Đến Mỹ Nghiệp, du khách sẽ tận mắt chứng kiến những người phụ nữ Chăm cần mẫn luồn từng sợi chỉ dệt thổ cẩm, có khi mất mấy ngày mới xong. Cả làng hiện có hơn 500 thợ dệt lành nghề. Nhiệm vụ dệt vải dành cho phụ nữ, còn nam giới thì cắt may thổ cẩm thành những sản phẩm cung cấp cho thị trường. du khách sẽ thực sự bị cuốn hút bởi những tấm thổ cẩm sống động đầy màu sắc lạ, vừa chân phương, vừa mộc mạc. Bởi chất liệu và cách thể hiện đường nét, hoa văn…mang đậm dấu ấn văn hóa của dân tộc Chăm. Điểm độc đáo là mỗi tấm thổ cẩm đều có những nét riêng cho dù cùng được dệt bằng đôi bàn tay tài hoa của một người thợ. Đứng trước hàng nghìn tấm thổ cẩm, nhưng bạn khó có thể tìm được sự trùng lặp về hoa văn, kiểu cách…bởi mỗi người thợ, mỗi nghệ nhân làng Mỹ Nghiệp khi tạo ra sản phẩm đều làm theo sự sáng tạo, ngẫu hứng riêng. Song, điều khiến bạn ngạc nhiên hơn cả, đó là: nếu ở các làng nghề thổ cẩm khác, công việc chính là do các bà, các mẹ, các chị đảm nhiệm, thì ở đây hầu hết những người thợ dệt đều là thanh niên, con gái ngồi khung kéo sợi, khung cửi còn con trai cắt, may thành sản phẩm.
Bên cạnh tham quan và tìm hiểu những điều hấp dẫn trong quá trình làm ra thổ cẩm. Tại làng dệt Mỹ Nghiệp, bạn có thể hóa thân thành những cô gái, chàng trai Chăm để học hỏi cách đang dệt thổ cẩm qua sự chỉ dẫn của các cô nghệ nhân nơi đây.
Trong từng nhịp điệu, giai đoạn đạp vải, kéo tơ… bạn sẽ thấy được sự khó khăn, vật vả những lại đầy lắm thích thú khi tạo ra những đường nét hoa văn trên nền vải thổ cẩm mềm mại.
Thú vị hơn, trong quá trình trải nghiệm những công đoạn dệt thổ cẩm. Bạn sẽ được nghe những câu chuyện tình yêu, câu chuyện về các giai thoại gắn với lịch sử dân tộc Chăm. Qua đó, bạn sẽ hiểu hơn về văn hóa của một dân tộc đã từng tồn tại và hưng thịnh trong quá khứ.
Tham quan những ngôi đền thiêng ở BaliTham quan những ngôi đền thiêng ở Bali
https://kienthucchung.net/gia-dinh/
Có dịp đến Ninh Thuận, bạn không nên bỏ qua một chuyến viếng thăm làng dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp, để có thể chiêm ngưỡng những tác phẩm thổ cẩm kỳ công, được tận mắt, tận tay trải nghiệm quá trình dệt nên những bộ quần áo, những chiếc khăn thổ cẩm xinh đẹp, để thêm yêu con người nơi đây.
Comments