Gia đìnhNội thất

Giữ gìn nếp sống truyền thống trong gia đình hiện đại

0

Gia đình được ví như là một tế bào của xã hội. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, chuyển dần từ tập trung sản xuất nông nghiệp sang ngành công nghiệp hiện đại, và sự giao thoa văn hóa, văn minh thế giới, kiểu gia đình nông thôn truyền thống được thay thế bằng một hình thái mới, gọi là gia đình hiện đại.

Dù cuộc sống có thay đổi nhưng mỗi gia đình luôn có ý thức giữ gìn nề nếp gia phong phù hợp với văn hóa truyền thống của dân tộc ta. Đó là cách nghĩ, cách ứng xử, thói quen sinh hoạt, là gia phong nghi lễ có tính tiếp nối, kế thừa và phát triển. Nề nếp, gia phong được ví như bộ não của ngôi nhà, giúp định hướng cho mỗi thành viên cách sống có trách nhiệm, tinh thần đoàn kết, coi trọng gia đình, …

Một số người coi rằng gia phong là tàn dư của lễ giáo phong kiến cần loại bỏ. Nhưng thực tế gia phong là một nét văn hóa đạo đức đáng khuyến khích. Nó tạo nên một gia đình văn hóa, để góp phần xây dựng nên một xã hội văn hóa.

Một trong những nghi lễ truyền thống mà ông cha ta luôn gìn giữ đó là phong tục ngày Tết.  Các gia đình vẫn giữ tục tiễn ông táo về trời để chuẩn bị đón tết. Con cháu cùng nhau dọn dẹp, quây quần bên nồi bánh chưng rực lửa là một khoảnh khắc đẹp đẽ, ấm cúng mà ai cũng muốn lưu giữ. Ai ai cũng luôn nhớ câu thành ngữ: “Mùng một tết cha, mùng hai tết mẹ, mùng ba tết thầy”.

Một nét độc đáo riêng biệt trong các gia đình truyền thống là bữa cơm gia đình. Bữa cơm do người phụ nữ chuẩn bị, là nơi gắn kết các thành viên, nơi để ông bà, cha mẹ chỉ dạy con cháu những điều hay, lễ phải. Trong cuộc sống hiện đại, hơn bao giờ hết, bữa cơm gia đình trở nên mong manh. Do đó việc duy trì trân trọng bữa cơm gia đình là cách hiệu quả để giữ gìn hạnh phúc mái ấm gia đình.

Trong nhiều năm gần đây, giáo dục gia đình đối với quá trình nuôi dạy trẻ đang có những vấn đề bất cập khi các giá trị truyền thống không được tiếp nối cho thế hệ trẻ.  Những cha mẹ ở thành phố thường bị cuốn vào vòng xoáy của công việc, không có thời gian gần gũi, nuôi dạy trẻ nhỏ.

Những đứa trẻ đó được tiếp cận với các thiết bị công nghệ từ quá sớm như laptop, điện thoại thông minh gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới việc hình thành tính cách và lối sống. Do vậy, một số gia đình hiện đại có xu hướng đưa con về các vùng nông thôn để trải nghiệm kĩ năng sống, cho bé có một tuổi thơ hồn nhiên trong sáng như bao bạn bè cùng trang lứa: nô đùa trên cách đồng, ngồi trên lưng trâu thổi sáo mèo,…

Chữ hiếu là hai từ thiêng liêng trong truyền thống gia đình Việt Nam từ xưa đến nay. Đó là cách ứng xử của người nhỏ tuổi với người lớn tuổi, của con cháu đối với ông bà, cha mẹ.  Người Việt thực hiện đạo hiếu là sự biết ơn công lao sinh thành , nuôi dưỡng của cha mẹ. Là con, là cháu phải biết chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ, ông bà lúc tuổi già và thờ cúng khi qua đời.

Dù sống nơi đâu thành thị hay nông thôn, gia đình hiện đại hay truyền thống đều có cái nôi là mái ấm tình thương của cha mẹ.  Đời sống ngày nay thay đổi theo hướng tiện nghi hóa, lối sống đề cao tiền bạc, lối sống ích kỉ hẹp hòi đang ăn sâu vào một bộ phận không nhỏ con người Việt Nam. Họ không có ý thức gìn giữ giá trị đạo hiếu truyền thống của dân tộc, họ coi thường người già cho rằng họ cổ hủ, lạc hậu, phớt lờ lời dạy bảo của cha mẹ, sống tùy tiện theo sở thích cá nhân.

Bao đời nay, ông cha ta đã tạo dựng nên tinh hoa văn hóa truyền thống lâu đời của dân tộc. Dù sống trong thời đại nào, cuộc sống có hiện đại tiến bộ bao nhiêu thì mỗi người nên tự ý thức trách nhiệm tiếp nối và giữ gìn những giá trị tốt đẹp ấy.

Vật dụng gia đình hữu ích: https://otaelectronics.com

Top 6 kiểu bàn ăn đẹp, tinh tế

Previous article

Những tiêu chí trước khi lắp đặt máy nước nóng năng lượng mặt trời

Next article

You may also like

Comments

Leave a reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

More in Gia đình